Digital Marketing, Kiến thức hữu ích

11 sự kiện truyền thông đáng chú ý năm 2015

2Q==

11 sự kiện truyền thông đáng chú ý năm 2015 là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây:

1. Tân Hiệp phát : kiếm củi 20 năm đốt 1 giờ

Sự thiếu vắng của lãnh đạo truyền thông trong quy trình ra quyết định đã gây ra một cuộc khủng hoảng vô tiền khoáng hậu, đưa THP vào sách giáo khoa dạy PR tại Việt Nam. Về lý, THP chẳng sai khi tự bảo vệ mình khỏi bị tống tiền. Việc làm của người đi tù khi tống tiền doanh nghiệp là phạm pháp và đáng lên án. Thế nhưng, trong một môi trường kinh doanh nặng về cảm tính như tại Việt Nam, chọn cách nghiền nát một cá nhân thuộc nhóm yếm thế trong xã hội là một quyết định sai lầm. Xã hội bao giờ cũng bảo vệ kẻ yếu. Thay vì giữ hình ảnh nạn nhân, THP lại trở thành tội đồ và bắt đầu bị tẩy chay. Gây sự với người tiêu dùng, THP đã tự giết mình chứ chả có bàn tay nước ngoài nào cả.

Bài học rút ra: đọc lại Tâm lý học đám đông của Gustave Le Bon, chờ sóng qua, người tiêu dùng bình dân không chú ý nhiều đến gì khác ngoài giá cả và khuyến mại, sóng gió rồi sẽ qua nhưng bài học còn mãi.

2. B phone ra mắt tưng bừng và chết yểu

Công bằng mà nói sự kiện ra mắt của B Phone đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của công chúng và giới truyền thông. Thế nhưng chữ P đầu tiên Product dù có vẻ như ít được nhắc đến nhưng nó vẫn là nền tảng của mọi căn nhà thương hiệu. Lấy một sản phẩm mà nhà sản xuất không làm chủ được từ trong ra ngoài, không làm chủ được tiến độ sản xuất, hỏng từ cái ảnh trong đêm trưng bày tới dịch vụ hậu mãi để đánh nhau với người khổng lồ Apple là một sai lầm. Ngay cả Huawei, thứ ba thế giới, tự sản xuất được mọi thứ, văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ từ A đến Z còn không chọn cách đối đầu trực tiếp với Apple. “Thật không thể tin nổi” là một câu nói quá hay để viral nhưng chỉ dùng cho các sản phẩm bình dân, không thể dành cho một sản phẩm cao cấp. Người sáng tạo lại được đẩy ra phía trước quá nhiều trong khi định vị “nổ” của người đó không những không giúp được gì mà còn làm cho sản phẩm mang yếu tố “nhắng” hơn là “thiên tài” như Steve Jobs. Cứ như thể bầy điếu cày ở lobby khách sạn 5 sao và bảo nó gớp phần làm nên sự xa xỉ.

Bài học: Slogan, định vị thương hiệu phải đi đôi với nhau (sic, xưa như trái đất) và phù hợp với chất của sản phẩm. Nên hay không nên dùng hình ảnh nhà sáng lập để làm thương hiệu.

3. Phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Bộ phim tạo hiệu ứng viral khủng trên MXH và nhận được sự ưu ái từ báo giới. Trào lưu ảnh : Tôi thấy cái gì trên cái gì… được chia sẻ ầm ĩ trên mạng. Một campaign rất đáng chú ý.

4. Video quảng cáo bảo hiểm My dad is a liar gây hiệu ứng viral khủng.

Tiếc là sau khi sóng dậy lên rồi với hàng triệu view thì tên của thương hiệu đối tác Việt Nam mới được công bố. Phí quá. Qua đây ngậm ngùi thấy luôn là các TVC của Thái làm emotion quá khủng và chuyên nghiệp. Họ gần như không có vùng cấm (ngoài đức vua của họ).

5. Khủng hoảng tiêm vắcxin và sự nhiễu loạn thông tin.

Việc thiếu một chiến lược truyền thông và phương thức truyền thông hợp lý dành cho các cơ quan báo chí và KOLs trong xã hội đã biến Quivacem – thành một con ngáo ộp đã làm cho nhiều gia đình có con nhỏ hoang mang, không biết tin vào cái gì nữa và dồn hết lòng tin vào vắc xin châu Âu Pentacim. Tạo nên một cuộc khủng hoảng truyền thông không cần thiết vào dịp cuối năm. Bộ Y tế đã có những phản ứng nhanh chóng và tích cực trên hầu hết các kênh để cứu vãn tình hình. Nhìn chung, y tế là ngành đã ứng dụng truyền thông khởi sắc nhất trong tất cả các bộ trong năm vừa qua.

Bài học rút ra là: không nhất thiết là phải truyền thông nhiều hơn mà là tốt hơn.

6. Thực phẩm biến đổi gen GMO hoàn tất việc thâm nhập thị trường Việt Nam một cách hoành tráng.

Làm chiến dịch truyền thông có chiều sâu với sự hỗ trợ của các KOLs là các giáo sư tiến sỹ sinh học qua hình thức các bài viết, phỏng vấn, talk trực tuyến đẩy mạnh tính khoa học nhằm thuyết phục công chúng.

7. Vụ tấn công khủng bố ở PARIS tháng 11/2015.

Bọn khủng bố đã nổ tung một quả bom truyền thông trên toàn thế giới. Hiệu ứng ủng hộ cho nạn nhân của sự kiện này đã lan toả khắp Việt Nam và cũng như trên thế giới. Facebook cũng đưa ra ứng dụng safe check để báo tin mình an toàn cho bạn bè biết, hiệu ứng thay đổi avatar sang màu cờ Pháp vô cùng đơn giản,…Chắc không có gì tạo được engagement lớn hơn thế trên MXH tại VN năm qua.

8. Việc chặt 6700 cây xanh ở Hà Nội

Việc này đã tạo ra một cuộc vận động phản kháng mạnh mẽ của xã hội dân sự bao gồm người dân tại Hà Nội và khắp nơi trên cả nước, huy động sự tham gia của nhiều tầng lớp trong xã hội. MXH có tác động không nhỏ tới báo chí qua đó là các cơ quan quản lý. Trong khi việc chặt bỏ cây không phù hợp, cây nguy hiểm là việc hoàn toàn cần thiết. Nhưng sự vụng về trong truyền thông và sự thiếu minh bạch đã gây lên một cuộc khủng hoảng truyền thông không cần thiết.

Bài học: MXH trở thành một công cụ hiệu quả cho người làm lobby, một nghề chưa được công nhận chính thức, ở Việt Nam.

9. MXH trở thành kênh truyền thông không thể bỏ qua

Mạng xã hội trở nên phổ biến ngay cả với các chính trị gia và một số địa phương cấp tiến. Hà Nội đã ghi điểm tưng bừng khi khai trương facebook trong một nỗ lực tương tác với người dân tạo ra một hình ảnh năng động và tích cực.

10. Phát ngôn bị bẻ nghéo của ông Phan Đăng Long

Phát ngôn về việc “chặt cây không phải hỏi dân” cũng là một ca đáng đưa vào sách giáo khoa về phát ngôn và xây dựng hình ảnh người lãnh đạo. Cũng trong dịp này, TGĐ của Vinaconex cũng bị vạ miệng và “ghét cái thái độ” với phát ngôn Dân mất nước một ngày có sao đâu. Reputation management – quản trị hình ảnh chắc chắn sẽ là phân môn phát triển mạnh trong năm tới của PR tại Việt Nam.

11. Ngành giáo dục : gặp nạn truyền thông do vụng về.

Ngành giáo dục bị “tố” bỏ môn lịch sử trong khi trên thực tế môn này không bị bỏ, còn được tăng giờ dạy chỉ thay đổi trong cách dạy là tích hợp với các bộ môn khác. Đương nhiên, học sử đâu chỉ học trong giờ sử mà còn học trong giờ văn, giờ địa hay các chuyến thăm quan. Sự vụng về trong cách đặt vấn đề, trong cách đặt tên, trong quan hệ với giới báo chí, giới chuyên môn, KOLs,…đã làm bộ này chịu biết bao búa rìu và chạy đi giải thích. Nếu PR được coi là một công cụ quản lý, được đưa vào quy trình ra quyết định thay vì chỉ làm cái loa máy móc thì đã không có những rắc rối này xảy ra.

Repu Digital tổng hợp (Nguồn MCL)

Repu Digital – Digital Marketing Agency Full Service hàng đầu Việt Nam

Trở lại danh sách

Câu hỏi / Bình luận của bạn